Giỏ hàng

Danh mục blog

Từ khóa

Có bao nhiêu loại mặt kính đồng hồ đeo tay thông dụng?

Acrylic Crystal (Kính Mica): Là loại kính nhựa tổng hợp trong suốt, thường dùng trong đồng hồ giá rẻ hoặc đồng hồ trẻ em.

Ưu điểm:

Giá thành rẻ.
Có độ trong suốt tự nhiên.
Mặt kính lồi đặc trưng giúp tôn vinh lên vẻ đẹp “cận cảnh” của đồng hồ.

Nhược điểm:

Độ cứng chỉ đạt 300 vicker (VK) – đây là con số khá nhỏ, nên sau một thời gian sử dụng kính sẽ bị mờ, trầy xước và nhìn khá xấu.

Mineral Crystal (Kính khoáng): Được cấu tạo từ các khoáng chất vô cơ, là một trong số các loại kính được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Ưu điểm:

Giá thành rẻ.
Rất dễ dàng mua tại các trung tâm sửa chữa đồng hồ
Dễ dàng đánh bóng như mới khi bị trầy.
Độ cứng tốt – khả năng chịu va đập tốt.
Độ trong suốt tốt.

Nhược điểm:

Thay thế kính Mineral Crystal khó khăn vì rất dễ bị nứt và bể.
Dễ bị trầy xước.

Hardlex Crystal (Kính Hardlex): Là loại kính được phát minh bởi nhà sản xuất đồng hồ lớn nhất Nhật Bản – Seiko. Kính Hardlex được làm từ chất liệu thủy tinh Borosilicate – thủy tinh phòng thí nghiệm được bổ sung thêm phụ gia nhằm tăng độ cứng.

Ưu điểm:

Có khả năng chịu va đập và chấn động tốt.
Có khả năng chống trầy xước.
Giá thành thấp.
Độ trong suốt tốt.
Có thể đánh bóng được.

Nhược điểm:

Là loại kính độc quyền của Seiko nên rất khó để mua.
Thay thế kính Hardlex Crystal cũng rất khó khăn vì dễ bị nứt và bể.

Sapphire Crystal (Kính sapphire): Được tạo thành từ bột nhôm oxit (Al2O3) trải qua quá trình Verneul để tạo thành các khối Sapphire. Độ cứng của kính sapphire ở thang mức 9 trên thang đo Mohs. Chỉ có một loại đá di nhất trong tự nhiên có độ cứng hơn và có thể làm trầy xước được sapphire đó chính là kim cương.

Ưu điểm:

Có khả năng chống ăn mòn.
Có khả năng chống trầy xước cực tốt.
Hầu như không thể phá vỡ.
Độ trong của kính cực tốt.

Nhược điểm:

Giá thành cao.
Khi bị xước thì chỉ có thể thay mới.

Nên sử dụng loại kính đồng hồ nào?

Kính đồng hồ được ví như một chiếc khiên, bảo vệ mặt số đồng hồ khỏi những va chạm và tác động bên ngoài. Việc đồng hồ được trang bị mặt kính loại nào cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Tuy có 4 loại mặt kính thường được sử dụng cho đồng hồ đeo tay, nhưng trên thị trường hiện nay chỉ có 2 loại mặt kính đồng hồ phổ biến đó là kính cứng (Mineral Crystal) và kính Sapphire. Bởi vì, loại kính Mica thường chỉ được sử dụng cho đồng hồ trẻ em hoặc những chiếc đồng hồ fake giá rẻ mà thôi, còn loại kính Hardlex thì chỉ được sử dụng độc quyền cho đồng hồ Seiko mà thôi.

Nên đa số khách hàng hiện nay chỉ bâng khuâng lựa chọn kính sapphire tốt hơn hay kính cứng tốt hơn. Vậy theo các bạn thì nên chọn loại kính nào đây?

Xét về khả năng chống trầy xước và độ cứng: Kính Sapphire có độ chống xước gần như tuyệt đối, độ cứng chỉ đứa sau mỗi kim cương, có thể mài xuống bê tông mà không bị xước. Độ trong của kính sapphire cực tốt sẽ giúp bạn nhìn rõ hơn mặt số đồng hồ. Còn kính cứng thì dễ bị xước khi va đập và cọ sát vớic ác vật cứng như sắt, thép, bê tông,…

Nếu nói về mức giá: Thì kính Sapphire luôn đắt hơn, thậm chí một số kính còn đắt hơn gấp nhiền lần so với kính cứng.

Xét về độ đàn hồi: Người ta dùng 1 khối thép nặng 63 gam thả xuống mặt kính từ các độ cao tăng dần cho đến khi kính vỡ. Kính cứng phải hấp thụ 1 năng lượng tương đương 0,16 – 0,21 J mới vỡ. Còn kính sapphire chỉ cần năng lượng tương đương 0,08 – 0,18 J là đã vỡ rồi. Suy ra, độ đàn hồi của kính cứng tốt hơn nhiều với kính sapphire.

Đề cập đến tính chống lóa: Kính sapphire có chỉ số khúc xạ là 1,8 – cao hơn kính cứng (1,47). Vì vậy, kính sapphire phản chiếu ánh sáng mạnh hơn và gây lóa nhiều hơn so với kính cứng.

Khả năng sửa chữa: Kính cứng có thể làm mới được sau quá trình sử dụng và bị xước. Còn kính sapphire khi bị xước thì chỉ có thay mới (nhưng kính sapphire quá khó để có thể trầy xước).

Kết luận: Rõ ràng chuyện mua đồng hồ có lắp kính gì cũng khá đau đầu đúng không mọi người. Nhưng nếu bạn muốn mua một chiếc đồng hồ với mức giá vừa phải thì có thể những mẫu đồng hồ lắp mặt kính cứng khá phù hợp dành cho bạn.

Nguồn: Sưu tầm